Cấu tạo mã số mã vạch và cách xem mã vạch

Mã vạch hay mã số mã vạch là nhúng ký hiệu bằng đường thẳng mà trong đó có chứa các thông tin cần và đủ cho sản phẩm đó, để mã vạch không bị mờ thì cần sử dụng loại mực in mã vạch phù hợp với từng loai sản phẩm.

Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý kho người ta thường in trên hàng hoá một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã vạch của hàng hoá. Cấu tạo mã số mã vạch, hay cách đọc mã vạch, những thông tin cần biết về mã vạch

Các lọa mực in mã vạch

Mã số mã vạch của hàng hoá bao gồm hai phần:

  • Mã số của hàng hoá
  • Mã vạch là phần thể hiện mã số bằng vạch để cho máy đọc.

Mã số của hàng hoá có các tính chất sau:

  • Mỗi loại hàng hoá được nhận diện bởi một dãy số và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hoá, và không có một sản phẩm hay mặt hàng nao trùng số nhau.
  • Mã số đống vai trò là một dãy số đại diện cho hàng hoá, không liên quan đến đặc điểm hay chất lượng của hàng hoá, trên mã số cũng không có giá cả của hàng hoá.

Trong hệ thống mã số EAN cho sản phẩm bán lẻ có hai loại, một loại sử dụng 13 con số (EAN-13) và loại kia sử dụng 8 con số (EAN-8)

Mã số EAN-13 gồm 13 con số có cấu tạo như sau: từ trái sang phải

  • Mã quốc gia: hai hoặc ba con số đầu
  • Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số
  • Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn, hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp
  • Số cuối cùng là số kiểm tra
cấu tạo mã số mã vạch

Mã của Việt Nam là bao nhiêu ?

Mã quốc gia phải do tổ chức mã số vật phẩm quốc tế cấp cho các quốc gia là thành viên của tổ chức này, mã số quốc gia của Việt Nam là 893, danh mục mã số quốc gia của các nước trong phụ lục kèm theo.

Ở Việt Nam, mã doanh nghiệp do EAN-VN cấp cho các doanh nghiệp thành viên của mình, mã này do tổ chức mã số vật phẩm quốc gia cấp cho các nhà sản xuất là thành viên của họ