Như chúng ta đã biết công dụng cũng như chức năng của chiếc máy in mã vạch thần thánh, được kết nối với máy tính để in các thông số kỹ thuật của sản phẩm lên bề mặt sản phẩm dưới dạng mã vạch.
…
Cũng giống như các dòng máy in cao cấp ngày nay máy in mã vạch là có hệ thống cảm biến (sensor) giúp máy in hiểu rõ và chính xác các quy cách con tem.
Nhờ khả năng này, máy in mã vạch có thể in thông tin gọn vào trong từng con tem, đồng thời có thể có thêm một số tính năng như: xé nhãn tự động hoặc bóc nhãn tự động, : cắt nhãn tự động. Có độ phân giải cao in mã vạch rõ nét, bền màu.
Công nghệ in (printing technology):
Là cách thức in thông tin lên tem nhãn. Máy in mã vạch có 2 công nghệ in là in nhiệt trực tiếp và in truyền nhiệt gián tiếp (tại một thời điểm chỉ sử dụng 1 trong 2 chế độ)
In truyền nhiệt gián tiếp:
– Áp dụng nhiệt trên đầu in để đốt nóng các loại băng mực (ribbon) được cấu tạo bằng sáp (wax), sáp và nhựa (wax/resin) hoặc nhựa (resin) – qua đó truyền hình ảnh, mã vạch, thông tin cần in lên tem truyên nhiệt hay nhãn truyền nhiệt (Thermal transfer labels).
– Băng mực (ribbon) có thể có các màu sắc khác nhau, vì vậy bạn không bị giới hạn in màu đen. Với cách in truyền nhiệt gián tiếp, tem nhãn ra đời với hình ảnh sắc nét, độ bền cao và chống xước khá. Cách in này cũng giúp điều hòa được nhiệt độ đầu in và tránh ma sát trực tiếp với tem nhãn giúp nâng cao tuổi thọ đầu in.
In nhiệt trực tiếp:
– Áp dụng nhiệt trên đầu in để kích hoạt các tem cảm nhiệt trực tiếp (Direct thermal media). Thông qua một phản ứng hóa học, nhãn xuất ra thông tin nơi nhiệt được áp dụng. Với cách in này, không có mực in – chỉ cần cung cấp nhãn in nhiệt trực tiếp, do đó có thể tiết kiệm được chi phí cho mực in.
– Tuy nhiên, nhược điểm nhãn in nhiệt trực tiếp là nó không chống xước và sẽ bắt đầu phai mờ khi tiếp xúc với ánh sáng, làm cho chúng khó đọc. Đồng thời phương pháp này cũng làm giảm tuổi thọ đầu in nhanh hơn vì đầu in phải dùng nhiều nhiệt lượng và tiếp xúc trực tiếp với con tem.