Kiểm định mã vạch (barcode verification) và những điều bạn cần biết

Do không biết điều cần biết về kiểm định mã vạch nên một số công ty bị đền rất nhiều tiền. Khi tìm mua ai cũng thích mua rẻ, hoa hồng, chiết khấu cao chứ ít ai biết điều cần biết về kiểm định mã vạch như thế nào diễn ra tại người mua hàng cuối cùng và quá trình lưu chuyển hàng hóa ra làm sao làm ra một con tem nhãn mã vạch nhằm thõa mãn nhu cầu nào đó của một mặt hàng hóa nào đó thì chưa lắm chứ không như tèng tèng như các shop hàng hóa bình thường với nhu cầu tính tiền.

Thỉnh thoảng doanh nghiệp nhận những đơn hàng xuất khẩu mà phía khách hàng đòi hỏi tem nhãn mã vạch phải có chất lượng cực kì cao. Dù máy quét (scanner) vẫn đọc được nhưng đến khi thực hiện kiểm định (barcode verification) thì cho kết quả là D, E hoặc F, hàng bị trả về và doanh nghiệp bị mất một khoản phí bồi hoàn đáng kể. Chính vì vậy nên các doanh nghiệp cần sử dụng máy in, giấy in mã vạch chuẩn để cho ra những mẫu mã vạch chuẩn nhất. Với kinh nghiệm của mình trong ngành mã vạch, công ty Công Nghệ Mã Vạch xin cung cấp đến những kiến thức cơ bản về việc kiểm định mã vạch.

 

  1. Kiểm định mã vạch là gì?

Kiểm định mã vạch là qui trình kiểm tra chất lượng mã vạch và khả năng quét của mã vạch, mô phỏng qui trình kiểm tra quang học mà những máy quét thực sự hoạt động. Mã vạch phải đạt yêu cầu của các tổ chức quốc tế như ISO và các tiêu chuẩn qui định cụ thể trong từng ngành công nghiệp như GS1, HIBCC.

cấu tạo mã số mã vạch
  1. Tại sao cần kiểm định mã vạch?

Hầu hết các đơn hàng xuất khẩu đều mất một thời gian và khoản phí không nhỏ. Chính vì thế để đảm bảo việc hàng được đến tay, phía đặt hàng đòi hỏi mã vạch phải có chất lượng cao và đáp ứng tiêu chuẩn mã vạch của nước sở tại. Ngoài ra việc kiểm định còn đảm bảo việc quét được thực hiện thành công ở lần quét đầu tiên.

Trong một số trường hợp, khách hàng sẽ cử người đến tận quốc gia đặt xưởng sản xuất để thực hiện việc kiểm định mã vạch.

  1. Tại sao máy quét có thể đọc mã vạch nhưng máy kiểm định lại cho kết quả tệ?

Máy quét được thiết kế để đọc mã vạch, việc một chiếc máy quét đọc được mã vạch không đồng nghĩa với việc quét thành công ở đất nước khác, bằng một máy quét khác.

Kiểm định bao gồm việc giải mã, đánh giá và kiểm tra định dạng của mã vạch. Máy kiểm định đo được đặc tính cụ thể của mã vạch, xem liệu chúng có đáp ứng tiêu chuẩn của từng ngành cụ thể (trên phạm vi toàn thế giới) hay không? Như vậy là một nếu doanh nghiệp của bạn sản xuất tem nhãn mã vạch xuất khẩu thì không còn cách nào khác phải thực hiện việc kiểm định mã vạch, bằng thiết bị được công nhận trên toàn thế giới.

 

  1. Mã vạch đạt chuẩn khi nào?

Không cần biết trên con tem nhãn của bạn có bao nhiêu mã vạch, việc kiểm định phải cho mức tối thiểu từ C trở lên. Những mã vạch xếp loại D sẽ không đạt yêu cầu và bị trả về.

  1. Mã vạch không đạt chuẩn do đâu?

Trong rất nhiều trường hợp, mã vạch bị xếp loại D, E hoặc F là do chất lượng giấy và mực. Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp lỗi thuộc về máy in mã vạch. Bằng mắt thường, người in sẽ rất khó phân định đâu là mã vạch đạt chuẩn, vì thế nếu gặp những đơn hàng cần có sự kiểm định, doanh nghiệp nên liên hệ với khách hàng để nhận sự tư vấn hoặc liên hệ công ty Công Nghệ Mã Vạch để nhận sự hỗ trợ cần thiết. Mua máy in mã vạch, ribbon mực in mã vạch, đầu in mã vạch, máy quét mã vạch thì mua tại Công Nghệ Mã Vạch nhà PP thiết bị chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam.