Nhiệt độ đầu in, và tốc độ in ảnh hưởng thế nào đến chất lượng hình ảnh mã vạch ?

Nhiệt độ đầu in của một máy in mã vạch thông thường được đo bằng 1 con số chỉ mức độ nhiệt độ. Mỗi hiệu máy có thang mức độ nhiệt độ khác nhau…

Nhiệt độ in và tốc độ in ảnh hưởng thế nào đến chất lượng hình ảnh?

Nhiệt độ in là nhiệt độ khi đầu in nóng lên ở những phần tử in nằm trên đầu in. Nhiệt lượng này truyền qua ruy băng làm chảy mực và in lên vật liệu in (giấy/ nhựa…)

Nhiệt độ cao sẽ làm chảy mực nhiều và hình ảnh sẽ rất sậm, nhưng nhiệt độ cao quá có thể làm mã vạch hoặc thông tin trên tem bị lem. Nhiệt độ thấp, mực sẽ chảy ít làm cho hình bị nhạt đi, thấp quá thì hình in không rõ, chỗ đậm chỗ lợt.

Tem nhãn in mã vạch

Khi đầu in bị mòn hoặc bị lão hoá, cần phải tăng nhiệt độ, tăng áp lực mới có thể in rõ. Khi mua máy in mã vạch, bạn nên hỏi rõ người bán máy để được hướng dẫn cách sử dụng firmware để cân chỉnh nhiệt độ.

Tốc độ in ảnh hưởng thế nào đến chất lượng hình ảnh? Tốc độ cao có hại gì cho máy in mã vạch không?

Tốc độ in cao có lợi là rút ngắn thời gian sản xuất nhãn, nhưng nó lại làm cho đầu in mau mòn. Tốc độ in càng cao còn làm cho chất lượng hình ảnh bị giảm đi một chút. Tùy theo nhu cầu về lượng mã vạch cần in mỗi ngày, bạn có thể chỉnh tốc độ in phù hợp với máy và nhu cầu của minh. Tốt nhất là để tốc độ in ở mức trung bình (cỡ 4 – 6 ips) để vừa bảo vệ đầu in vừa cho ra chất lượng hình ảnh tốt.

Câu hỏi: Nhiệt độ đầu in mã vạch thích hợp của một máy in mã vạch là bao nhiêu?

Nhiệt độ đầu in của một máy in mã vạch thông thường được đo bằng 1 con số chỉ mức độ nhiệt độ. Mỗi hiệu máy có thang mức độ nhiệt độ khác nhau. Ví dụ máy SATO có 2 thang mức độ nhiệt độ là 0 -5 và 0 – 10. DATAMAX và ZEBRA có thang mức độ giống nhau là từ 0 – 30.

Vì các máy in nhiệt cho phép người dùng điều chỉnh nhiệt độ theo thang nhiệt, người dùng có quyền chỉnh nhiệt độ trong phạm vi đó, nhưng với một điều kiện là phải theo nguyên tắc chỉnh từng bước. Tức là nếu ứng với 1 mức nhiệt độ nào đó mà máy in không rõ, thì ta phải tăng lên một vài nấc rồi theo dõi.

Nhiệt độ chuẩn của đầu in mã vạch

Nếu vẫn in không rõ, ta tăng thêm một vài nấc nữa cho đến khi mực in mã vạch ra đậm. Đó chính là lý do mà trong Firmware của một số máy hiệu, người ta không dùng thông số “Temperature” hay “Heat” mà thay vì vậy người ta dùng thông số ” Darkness”.

Các loại máy in mã vạch Zebra/ Datamax còn tốt thường cài đặt nhiệt độ từ 12 – 15 là đã in rất đẹp. Trong các khu công nghiệp, các máy in mã vạch họat động với tần suất cao và đa số các máy thường được chỉnh lên đến ngòai 20.

Sau khi sử dụng một thời gian, máy in phải chỉnh đến nhiệt độ cao (27 – 30) mới có thể in tương đối. Lúc này đầu in đã bị mòn hoặc lão hoá đến lúc cần phải thay thế.

Nếu muốn sử dụng tiếp máy in này nên chọn loại Ribbon Wax như S245 HOẶC B220 vì Wax là loại mực yêu cầu nhiệt độ in thấp, đồng thời giảm tốc độ in xuống thấp và chọn loại giấy phù hợp với loại ribbon định sử dụng.

Trường hợp đầu in bị lão hóa, nên sớm có kế hoạch thay đầu in mới để không làm ảnh hưởng tới việc in ấn và cũng cần lưu ý khi chọn đầu in cần chọn loại đầu in phù hợp với loại máy in mình đang sử dụng.