Cách thức làm việc:
Máy in mã vạch làm việc dựa vào sự đốt nóng của điểm nóng trên đầu in lên các bề mặt tem nhãn. Máy in mã vạch in theo dạng một chiều nằm ngang. Khi tem chạy ngang qua đầu in, đầu in sẽ định vị các điểm đốt nóng và làm chảy mực in, mực in sẽ bám vào tem nhãn và khô ngay lập tức.
…
Cảm biến của máy in (sensor) là một bộ nhận tín hiệu từ tia hồng ngoại nó phát ra. Bộ phận này dùng để hiểu kích thước cũng như chất liệu giấy dung để in tem nhãn. Cách để nó nhận ra kích thước giấy là khe hở bằng đế lắc-xin giữa 2 con tem (đối với chế độ “die cut label”) hoặc điểm đánh dấu ( chế độ “label with mark”). Một vài máy in công nghiệp có thêm các sensor khác như sensor phía cửa ra của tem nhãn để ứng dụng cho các chức năng tear-off, peel-off, auto-cutter.
Phân loại:
Việc phân loại máy in chủ yếu được dựa vào tốc độ in, kết cấu khung sườn và độ phân giải là chính. Để lựa chọn máy in phù hợp với ứng dụng của khách hàng, khách hàng phải hiểu rõ sản lượng tem in, chất lượng và chất liệu tem in. Vì thế, máy in mã vạch được nhà sản xuất phân ra làm 3 loại cơ bản:
1 Máy in mã vạch để bàn (Desktop Printer):
– Là loại máy in nhỏ gọn, độ phân giải và tốc độ in nhỏ nhất trong các loại máy in mã vạch, chiều dài cuộn giấy thông thường là 50 mét. Máy in này thường để ứng dụng trong môi trường văn phòng với sản lượng tem in ít như các cửa hàng thời trang, cửa hàng hoa quả hoặc siêu thị mini, điểm bán vé…
– Các model máy in thường dùng là: các model máy thông thường như Ring 408PEL+/412PE+ của Autonics; GX-420T/GK420D/GK430T của Zebra…
2 Máy in mã vạch công nghiệp nhẹ (Light Industrial Printer):
– Máy in hơi to, thường nắp phủ (cover) làm bằng nhựa plastic nên khối lượng trung bình. Tốc độ in vừa phải và hỗ trợ độ dài giấy lên tới 150 mét. Thường dùng trong môi trường kho vận, siêu thị lớn hoặc dùng cho chính phủ.
– Các model tiêu biểu như Ring 4012PLM+ của Autonics; ZM400/ZM600 của Zebra; CL-408/CL-412 của Sato …
3 Heavy Industrial Printer:
– Máy in to hơn, khung sườn chắc chắn được cấu tạo bằng thép giúp nâng cao tốc độ in lên tối đa 13ips. Sử dụng trong cho trường hợp in hang loạt với số lượng
– Điển hình là các model Ring 4012PIH của Autonics; 110Xi4/140Xi4/170Xi4/220Xi4 của Zebra; LM-408e/LM-412e của Sato…
Vật tư, phần mềm đi kèm:
– Điểm ưu việt khi sử dụng máy in mã vạch là dùng tem nhãn dạng cuộn (roll). Với cấu tạo này sẽ hỗ trợ tối đa việc kiểm soát in ấn, dễ bóc tách các con tem cũng như định số lượng tem cụ thể, tránh lãng phí.
– Loại mực in mã vạch cũng được cấu tạo đặc biệt, mực in dạng cuộn và chất liệu in sẽ giúp mã vạch in ra đạt tiêu chuẩn về độ dài, độ nét. Điều này giúp máy quét mã vạch nâng cao tốc độ giải mã hơn các con tem in bằng công nghệ khác như laser hoặc phun.
– Phần mềm in mã vạch cũng là một ứng dụng quan trọng để tạo ra chất lượng con tem như ý. Các phần mềm in mã vạch chuyên dụng nổi tiếng trên thị trường là BarTender của SEAGULL hoặc Label Matrix của TEKLYNX.