Câu hỏi thường gặp

Câu 1: Các thương hiệu đầu đọc mã vạch thông dụng hiện nay trên thị trường:
• MOTOROLA ( USA) – DATALOGIC ( USA) – HONEYWELL ( USA) – INTERMEC ( USA)
• DENSO (JAPAN) – SYSTEMGEAR (JAPAN)
• TAWA (CHINA ) –  ZEBEX (TAIWAN)

Câu 2: Công nghệ mã vạch laser và CCD khác nhau như thế nào ?

Công nghệ mã vạch Laser Công nghệ mã vạch CCD
– Phát ra chùm tia Laser, quét lên bề mặt mã vạch, phản xạ lại đầu đọc
– Tốc độ quét nhạy , có thể quét trên bề mặt cong, có k/năng quét tầm xa
– Dùng tia quang học quét lên bề mặt mã vạch, phản xạ lại đầu đọc
– Quét trên bề mặt phẳng, cự li gần

Câu 3: Thế nào là công nghệ 1D và 2D ? Thế nào là đầu đọc 1 tia và đa tia ? So sánh công nghệ 1 tia và đa tia ?

Công nghệ 1D Công nghệ 2D
Công nghệ 1D: tất cả dữ liệu được mã hóa theo chiều rộng (ngang), khi tăng nội dung chỉ có thể đạt được bằng cách tăng kích thước chiều rộng. Công nghệ 2D: dữ liệu được mã hóa theo 2 chiều thông tin cả chiều ngang và chiều dọc. Ghi được nhiều thông tin hơn và mã hóa được nhiều thông tin hơn trên cùng một diện tích.

Câu 4: Mô tả hoạt động của máy kiểm kho mã vạch ?

Là thiết bị có khả năng phát ra tia sáng, ( laser, CCD, công nghệ quét hình ảnh) để quét lên bề mặt mã vạch sau đó phản xạ lại máy kiểm kho mã vạch tiếp thu tia phản xạ và phân tích mã vạch đưa ra số liệu lưu vào bộ nhớ của máy kiểm kho. Nó có thể cầm đi đọc mã vạch và tổng hợp số lượng tất cả kho hàng và đưa ra dữ liệu cho máy tinh thông qua các kiểu giao tiếp như: USB, Đế sạc, Wifi, Bluetooth…. Nó cũng chính xác là một thiết bị PDA bỏ túi với khả năng đàm thoại, nội bộ hoặc cao cấp như một smartphone nhưng chuyên dụng về kiểm kho và mã vạch.

Câu 5: Nêu một vài model kiểm kho thông dụng và so sánh tính năng ?

Thông số CPT 8000L Dolphin 6000 MC3190
Khả năng đọc mã vạch 1D 1D 2D
Màn hình Đen trắng 1inch Màn hình màu 3.0 in. (TFT) (320 x 320) có backlight Màn hình màu 3.0 in. (TFT) (320 x 320) có backlight
Tốc độ quét 100 scan/s 300 scan/s 802.11a: lên đến 54 Mbps, 802.11b: lên đến 11 Mbps,
Bàn phím 21 nút 29-key numeric keyboard w/IMD keys 48-key Alpha-Numeric, 28-key Số
Hệ điều hành DOS Microsoft® Windows® Mobile 6.5 Professional Microsoft® Windows® Mobile 6.5 Professional
Bộ nhớ 1MB Flash ROM/ 2 MB SRAM 256 MB RAM 256MB RAM/1GB flash
Bộ vi xử lý 16 bit CMOS 416MHz MTK Marvell PXA320 @ 624 MHz
Kết nối USB hồng ngoại Ports USB charge/Comm Cable USB/RS232 base
GPS, WLAN 802.11 b/g, Bluetooth V2.1 with EDR, GSM
Wifi, USB 1.1 Full Speed Host/ Client or RS232
Bluetooth®
EMI/RFI Radio Versions
RFID Không Không EU: 856-868 MHz, Mỹ: 902-928 MHz
Công nghệ Quét Laser Laser Laser chụp ảnh.

Câu 6: Các cách kết nối thiết bị đọc mã vạch hiện nay ?

1. Loại dùng cổng Keyboard (còn gọi là Keyboard Wedge):

Với cổng giao tiếp này, khi kết nối với máy tính, ta phải rút dây bàn phím ra khỏi máy tính. Sau đó ghim dây của scanner vào vị trí của bàn phím, rồi ghim dây của bàn phím vào đầu còn lại của dây scanner (hình bên cạnh). Đặc điểm của máy quét mã vạch dùng cổng Keyboard là chỉ cần dùng 1 phần mềm văn bản thông dụng như Nodepad, Word hay Excel cũng có thể quét được mã vạch. Thường các máy quét cầm tay hay sử dụng cổng Keyboard vì nó tiên lợi, dễ sử dụng và không cần driver gì cả.

2. Loại dùng cổng RS-232 (còn gọi là cổng COM)

Máy quét mã vạch sử dụng giao diện RS-232 thường phải cung cấp thêm 1 nguồn điện 5VDC từ bên ngoài và phải dùng phần mềm đặc biệt kèm theo máy để setup và quét mã vạch. Tuy nhiên trong các ứng dụng thực tế người ta không sử dụng phần mềm quét mã vạch chuyên nghiệp mà phải viết ra một chương trình riêng cho nó mới đáp ứng được yêu cầu thực tế. Thường các loại máy quét để bàn và các loại máy quét 2-D hay sử dụng cổng RS-232.

3. Loại dùng cổng USB

Cũng giống như dùng cổng Keyboard, máy quét mã vạch dùng cổng USB không cần dùng nguồn điện phụ trợ 5VDC từ bên ngoài, mà nguồn điện này được lấy trực tiếp từ cổng nối USB với cường độ dòng điện lên đến 500mA.
Dùng cổng USB có thể cắm thẳng thiết bị vào máy tính mà không cần phải shutdown máy, tốc độ truyền dữ liệu nhanh và dữ liệu quét cũng có thể đưa thẳng vào các phần mềm văn bản thông dụng như trường hợp máy quét dùng cổng keyboard. Tuy nhiên khó tùy biến phần mềm.

Câu 7: Đầu đọc mã vạch wifi không dây, mô tả đặc điểm, ứng dụng và một số sản phẩm dùng tốt nhất:

Đầu đọc wifi là đầu đọc được kết nối với các thiết bị thông qua công nghệ Radio (chứ không phải là Wifi), không có dây kết nối.
Ứng dụng chính của đọc những hàng hóa khó di chuyển, ko tập trung và hỗ trợ 1 phần kiểm kho hay dùng xuất hàng ở nhà kho và máy tính cách xa cửa kho. Các sản phẩm không dây dùng tốt nhất hiện nay có : LI4278, MT2090, 1250G…

Câu 8: Đầu đọc mã vạch âm bàn có những loại nào:

  • MOTOROLA: LS7808, DS9208
  • DATALOGIC:9800i
  • HONEYWELL:7600, 7820
  • ZEBEX:Z6082, Z6182UT

Câu 9: Những thông số quan trọng nhất khi nói về máy in :

Độ phân giải: là số điểm đốt nóng trên một inch (dpi).Các máy hiện nay thường có độ phân giải là 203, 300, 600 dpi.Chỉ số dpi càng cao, mật độ điểm trên đơn vị càng dày thì tem in càng sắc nét, tuy nhiên giá sẽ đắt hơn.

Tốc độ in: là thông số thể hiện chiều dài được in ra trên mỗi giây (ips). Một máy in mã vạch có tốc độ cao sẽ in được số lượng lớn trong khoảng thời gian ngắn nhất.Tối thiểu bạn cần phải có một máy in mã vạch có tốc độ từ 2-8 ips.

Khổ giấy: các máy in trung bình thường có MPW là 104mm đi với khổ giấy 110mm, một số công ty trong khu công nghiệp cần in với khổ giấy 140mm.

Bộ nhớ máy: gồm 2 phần là bộ nhớ RAM (nhận lệnh in từ máy tính) và bộ nhớ FLASH (lưu các thông tin như quy cách con tem, font chữ sử dụng và hình ảnh dạng số). Một máy in mã vạch có tối thiểu từ 2- 4MB SDRAM là có thể đáp ứng tốt nhu cầu in ấn đạt mức trung bình

Vật liệu in: ngoài giấy là vật liệu chính, các máy in mã vạch còn in được lên 1 số vật liệu khác như giấy nhựa tổng hợp (loại giấy dai), giấy bạc, giấy nhôm, các loại film, da mỏng…bạn cần hỏi ý kiến chuyên gia trước để có lựa chọn thích hợp.

Cổng kết nối: USB – LAN – RS232. Cổng Lan đặc biệt hơn khi không cần chi sẻ và hoạt động độc lập mà bất kì máy tính nào trong mạng Lan đều có thể truy cập vao để in dc mà không phụ thuộc vào bất cứ máy tính nào.

Câu 10: Để in ra tem mã vạch chất lượng cần quan tâm tới:

– Đầu in: là yếu tố quan trọng quyêt định trực tiếp đến chất lượng tem mã vạch.

– Độ phân giải : cao hay thấp

– Tốc độ in: tốc độ in thấp sẽ in mịn hơn

Câu 11: Sự khác nhau giữa in tem nhãn mã vạch bằng máy in laser và máy in mã vạch:

– Máy in laser in với tốc độ chậm hơn so với máy in mã vạch chuyên nghiệp,

– Khi in bằng máy in laser mực khó bám, dễ bay, không in được các mã vạch có yêu cầu cao cấp( tem PVC, tem bạc ..)

– Máy in Laser khi sử dụng lâu ngày thường hay có hiện tượng kẹt giấy là hiện tượng rất phổ biến. Các loại giấy in mã vạch thường rất dễ bị tróc, hoặc dưới sức nóng của máy in laser lớp keo bên trong nhãn có thể chảy ra làm dính vào trống từ

– Giấy in cho máy in laser khi in tem mã vạch khó tìm, chỉ có thể mua có sẵn trên thị trường và không đặt được khổ tem

– Không tiết kiệm bằng máy in mã vạch chuyên nghiệp.

– Đối với máy in mã vạch chuyên nghiệp: tốc độ in nhanh

– Cỏ thể in được cả hình ảnh và logo

– Dễ in các khổ giấy trong phạm vi của máy in

– Tiết kiệm, chi phí hợp lý

– Yêu cầu phù hợp nhất khi lựa chọn in tem bằng máy in mã vạch:

– In với số lượng lớn, chuyên nghiệp, các yêu cầu cao cấp, in trên giấy có chất liệu cao cấp.

– in tem nhãn cho những sản phẩm lưu thông trên thị trường dùng Code EAN hoặc UPC nên dùng máy in nhãn chuyên nghiệp để các nhãn có được độ bền cần thiết nhằm bảo quản thông tin trên đó (mã quốc gia, mã công ty, số hiệu sản phẩm)

Câu 12: So sánh phần mềm in tem mã vạch theo máy và phần mềm in tem mã vạch chuyên nghiệp:

Phần mềm in tem mã vạch theo máy chỉ in được những mã vạch đơn giản như tem vàng bạc, không in được các loại tem mã vạch có yêu cầu cao

Phần mềm in mã vạch chuyên nghiệp đa năng hữu dụng, in được các tem mã vạch phức tạp tuy theo nhu cầu của khách hàng.

Câu 13: Các thương hiệu máy in hóa đơn hiện nay:

– SEWOO
– EPSON
– BIXOLON
– STAR
– TYSSO

Câu 14: Công nghệ in hóa đơn:

In nhiệt: tương tự như công nghệ in nhiệt của máy in mã vạch, máy in hóa đơn cũng có một đầu in nhiệt để đốt nóng giấy cảm nhiệt trực tiếp (thermal paper).

– Ưu điểm của công nghệ này là tối ưu hóa tốc độ in với độ chính xác cao, thao tác thay giấy dễ dàng, thuận tiện.

– Nhược điểm chính của công nghệ này là hóa đơn in ra dễ bị xước, bị hỏng vì lớp mụi than trên giấy rất dễ bắt nhiệt. Một điểm nữa là máy in sử dụng công nghệ này luôn bao gồm theo dao cắt tự động vì giấy in hóa đơn mỏng (trừ mẫu máy In PRP085 Mini).
Các model điển hình của công nghệ này trên thị trường là PRP-085 của Birch; SRP-350PlusII của Bixolon; EC-5890 của EC-Line,Epson TMT 81…

In kim: là công nghệ in theo ma trận điểm ảnh (dot matrix). Công nghệ này dùng ma trận kim in khắc lên giấy thông qua một dây ruy băng bám mực.

– Ưu điểm của công nghệ này là hóa đơn in ra sẽ đảm bảo chất lượng, khó bị hư hỏng và không bị bay mực.

– Nhược điểm của công nghệ này là tốc độ in chậm và thường người sử dụng phải xé bằng tay.

Câu 15: Các khổ giấy in hóa đơn thông dụng hiện nay và các thương hiệu chính

K80, K75 (in kim), K57 Chiều dài mỗi cuộn: 25 – 30 m. Hiện nay có các thương hiệu giấy in hóa đơn thông dụng như: Giấy in nhiệt : OJI, Giấy in nhiệt SAZAKI, Giấy in thường (k75)

Câu 16: Sự đổi mới cài đặt Driver hiện nay cho các máy in nhiệt:

– Máy Birch có cổng com ảo, setup theo com ảo cài được driver

– Máy tawa vẫn như cũ, riêng có máy tawa PRC 085C, PRP 085K có thể cài đặt được dễ dàng cho win 64bit từ bộ cài mà không phải add printer.

Câu 17: Kết hợp máy in nhiệt với két đựng tiền:

Kết hợp máy in nhiệt với két đựng tiền thông qua cổng RJ 11 ( tùy từng dòng máy mà cài đặt khác nhau) nhưng chủ yếu setup trên driver. Vào advandce ————> in xong và đẩy két ra

Câu 18: Cách in test không cần driver:

Tắt nguồn, giữ nút FEED bật nút nguồn —–> giữ nút FEED khi đèn nháy 2 lần thì buông tay ra. Máy tự động test in ra tất cả các thông số của máy (áp dụng với máy in nhiệt và máy in mã vạch)

Câu 19: Cách lắp giấy cho máy in nhiệt:

Tắt máy ————>Mở lắp ngăn đựng giấy ra. Sau đó thả cuộn giấy vào theo chiều ngửa lên trên —————> đóng lắp lại