Mực in mã vạch hay các loại mã vạch hiện nay đã trở thành một phần không thể thiếu của nhiều doanh nghiệp việc sử dụng mã vạch để đọc hàng ngàn, hàng triệu sản phẩm giúp cho thời gian kiểm soát sản phẩm của các công ty dễ dàng hơn không phải mất giời gian và đội ngũ nhân viên lớn như trước để thực hiện kiểm hàng của kho.
Mực in mã vạch từ ngữ chuyên môn gọi là Ribbon là hỗn hợp mực nhiệt dùng cho máy in mã vạch truyền nhiệt có cấu tạo gồm 3 thành phần là chất làm màu mực carbon, thứ 2 là chất sáp (Wax) dùng để làm chảy mực và chất nhựa dính gọi là Resin dùng để tăng độ kết dính của hỗn hợp mực trên vật liệu in.Ở đây ta có 3 loại chính: là ribbon wax, ribbon resin và ribbon wax resin nhưng được đánh giá tốt nhất trong số đó là ribbon wax resin loại này có nhiệt độ nóng chảy thấp đồng thời nó cũng có độ bắt dính rất cao và sử dụng loại mực này giúp đầu in giữ tuổi thọ tốt hơn mực in resin.
Ribbon nhiệt thường dùng hiện nay có cấu tạo gồm 3 lớp như sau:
-
Lớp vật liệu nền:
Hay còn gọi là Base Film là 1 loại film polyester có độ dày nằm trong khoảng từ 2.5- 12 micron. Yêu cầu của base film là: tính dẫn nhiệt tốt, tính đề kháng nóng chảy cao, chịu được sức căng và không được dính vào đầu in.
-
Lớp phủ bảo vệ:
Được phủ lên một mặt của vật liệu nền và mặt này sẽ áp sát vào đầu in để hấp thụ nhiệt năng. Các điểm nóng của đầu in sẽ tiếp xúc với mặt này của ribbon, nhận nhiệt lượng và làm chảy lớp mực tương ứng ở mặt kia. Yêu cầu của lớp phủ bảo vệ là truyền nhiệt tốt, chịu được nhiệt độ cao và bảo vệ cho đầu in lâu mòn, không bị dính vào vật liệu nền. Lớp phủ bảo vệ thường trơn mượt để giảm thiểu lực ma sát khi di chuyển qua đầu in.
-
Lớp mực nóng chảy:
Được phủ lên mặt còn lại của vật liệu nền. Mặt này sẽ được áp vào vật liệu in như giấy chẳng hạn. Mực nóng chảy có thể có nhiều màu hoặc màu đen đặc trưng dùng để in mã vạch.
Trong các thành phần cấu tạo nên mực nhiệt nóng chảy như ví dụ trên, ta thấy có:
- Carbon Black: Chất liệu màu dùng để tạo màu đen cho mực, thay đổi chất liệu này để tạo ra các màu mực khác nhau.
- WAX: Chất liệu “SÁP” , tham gia vào thành phần của mực với mục đích hạ thấp độ nóng chảy của mực xuống vì nói chung sáp mềm và dễ nóng chảy hơn các loại nguyên liệu khác.
- RESIN: Chất liệu “NHỰA” là một nguyên liệu có độ sệt, độ dính cao, khả năng kháng hoá chất và nhiệt nóng chảy của Resin cũng cao hơn nhiều so với nguyên liệu SÁP. Khi khô Resin trở nên rắn hơn Wax. Resin tham gia vào thành phần của mực với mục đích làm cho mực trở nên cứng rắn và dính hơn khi in lên vật liệu in. Chính nhờ Resin mà mực nhiệt có tính bền bỉ công nghiệp, có khả năng chịu được trầy sướt.
Một tỉ lệ pha trộn giữa WAX và RESIN sẽ dẫn đến một kết quả trung gian mong muốn là mực vừa dễ nóng chảy vừa có độ kết dính và độ bền tương đối cao nhằm mục đích vừa kéo dài tuổi thọ đầu in mã vạch vừa làm cho mực khi in ra trở nên lâu phai hơn.