Mã số mã vạch chuẩn GS1 và hướng dẫn sử dụng phần mềm in mã vạch chuẩn

Mã số mã vạch (MSMV) được sử dụng dầu tiên tại Mỹ năm 1970 tại các cửa hàng tự chọn, giúp nhận dạng hàng hóa và tính tiền một cách nhanh chóng, chính xác và đem lại hiệu quả cao.

Đến năm 1973 tổ chức MSMV được thành lập với tên gọi: Hội đồng mã thống nhất UCC (Uniform Code Council) nhằm tiêu chuẩn hóa và áp dụng trong các nhành công nghiệp tại Mỹ và Canada.

Do nhu cầu buôn bán và giao nhận hàng hóa quốc tế tăng cao nên năm 1977, một tổ chức khu vực mới ra đời: Hội mã số vật phẩm Châu Âu có tên viết tắt là EAN (Erropean Article Numbering Association) và được nhiều quốc gia chấp nhận. Đến năm 1984 tổ chức EAN trở thành hệ thống quốc tế, có tên gọi là EAN quốc tế (EAN International).

Mã số mã vạch
Mã số mã vạch

Đây là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động với mục đích là đẩy mạnh mạnh áp dụng hệ thống EAN trên toàn cầu trong tất cả các ngành kinh tế xã hội để phân định một cách đơn nhất và rõ ràng sản phẩm, dịch vụ, địa điểm và dữ liệu, nhằm cung cấp ngôn ngữ chung cho thương mại quốc tế.

Để đảm bảo hòa nhập, thống nhất sử dụng tiêu chuẩn mã số mã vạch trong khuôn khổ toàn cầu, sau các kết quả thu được từ các nghiên cứu và trương trình khảo sát nâng cấp, từ tháng 2/2005 EAN quốc tế kết hợp cả Mỹ và Canada hợp thành hệ thống mang tính toàn cầu mang tên GS1.

Cho đến nay hệ thống MSMV và các tiêu chuẩn thương mại của GS1 đang là công cụ phục vụ cho việc phân định và thu thập, trao đổi thông tin kinh doanh của hàng triệu doanh nghiệp trên toàn thế giới, thuộc đủ các ngành kinh tế, từ hàng tiêu dùng, thực phẩm và nước giải khát tới giao thông vận tải, y tế, an ninh quốc phòng v.v.

Mã số mã vạch Việt Nam
Mã số mã vạch Việt Nam

Việt Nam được công nhận là thành viên chính thức của GS1 quốc tế từ tháng 5/1995, được cấp đầu mã số quốc gia GS1: 893 và việc quản lý nhà nước đối với hoạt động MSMV được giao cho Bộ khoa học & công nghệ.

Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu kỹ thuật đối với mã số UPC-A, phù hợp với các qui định của Tổ chức mã số vật phẩm quốc tế (EAN International).

1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng để sử dụng và quản lý mã số UPC-A trên toàn lãnh thổ Việt nam.

1.3. Tiêu chuẩn này không qui định mã vạch dùng để thể hiện mã số UPC-A.

Để mã số mã vạch được sắc nét, rõ ràng thì cần phải lựa chọn các loại giấy in mã vạchmực in mã vạch cho đúng với môi trường làm việc và bảo quản để đạt được hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Cách tạo mã số mã vạch đươc tạo theo rất nhiều cách có thể bằng Microsoft Excel, Microsoft Word hoặc bằng phần mềm in mã vạch bartender chuyen dụng.

Tạo mã vạch băng Microcoft Excel hoặc Microsoft word

Tạo một mã vạch trong Microsoft Excel hoặc Microsoft Word đòi hỏi bạn phải có font barcode, tùy thuộc vào định dạng barcode bạn chọn, bạn có thể download font theo định dạng code 39 hoặc code 128. Tùy thuộc vào định dạng mã vạch, bạn có thể cần phải nhập vào các biểu tượng ở đầu và đuôi xung quanh mã số vạch, để chắc chắn rằng các mã xuất hiện một cách chính xác. Dưới đây là những gì bạn cần biết.

Phông chữ mã vạch trong Microsoft Excel

Phông chữ mã vạch có thể được thêm vào một ứng dụng như Microsoft Excel, Word giống như cách bạn muốn thêm bất kỳ font khác. Tải về tập tin zip, giải nén các tập tin có chứa các font chữ, và thêm nó vào tập tin C:\Windows\Fonts.

Tạo mã vạch bằng word
Tạo mã vạch bằng word

 

Tại excel, bạn nhập chữ và số muốn tạo mã vạch vào ô, sau đó chọn font mã vạch và bạn sẽ thấy những hình ảnh mã vạch. Khi bạn đã sẵn sàng để in, kiểm tra kích thước font. Một font chữ nhỏ hơn đòi hỏi phải có một máy in độ phân giải cao hơn để một mã vạch có thể đọc được. Nếu bạn đang sử dụng một máy in 300 dpi, chọn ít nhất một cỡ chữ 24-point cho kết quả thuận lợi.

Code 39 và code 128 cho phép mã hóa cả số và ký tự. Tuy nhiên, Bộ luật code 39 đòi hỏi một “*” (dấu sao) ở cả hai đầu và cuối của dữ liệu, phục vụ như là điểm bắt đầu và dừng lại của chuỗi ký tự. Nếu không có những biểu tượng ở đầu và đuôi, mã vạch của bạn sẽ không thể đọc bằng máy quét mã vạch. Ví dụ: Muốn mã hóa “Barcode” thành mã vạch, bạn đánh “*Barcode*” và chọn font Code 3 of 9.

Đối với code 128, việc xác nhận dữ liệu đầu, cuối và mã hóa dữ liệu không đơn giản như code 39, bạn phải biết cách quy đổi dữ liệu đầu vào theo quy luật và quy luật này khá phức tạp.

Đầu tiên, với code128 có ba bộ ký tự khác nhau được thể hiện bởi 106 mã vạch khác nhau.

  • Set A – Viết hoa, các giá trị số, mã kiểm soát, dấu phân cách
  • Set B – chữ hoa, giá trị số, chữ thường, dấhân cách
  • Set C – Hai giá trị mật độ số từ 00 đến 99

Sau khi có mã vạch, việc bạn cần là in mã vạch và dán lên sản phẩm. Bạn có thể sử dụng máy in A4 và giấy decal khổ A4 hoặc nếu in nhiều, thường xuyên hoặc yêu cầu tem nhãn với độ bền cao, bạn cần cân nhắc đầu tư một máy in mã vạch + giấy in mã vạch + phim in mã vạch (trường hợp bạn dùng giấy in mã vạch truyền nhiệt gián tiếp). Khi mua máy in mã vạch từ Công Nghệ Mã Vạch bạn sẽ được nhân viên kỹ thuật cài đặt phần in tạo mã vạch, tư vấn cách sử dụng phần mềm, sử dụng và bảo trì máy in tận nơi.

Tạo và in mã vạch bằng phần mềm barcode chuyên dụng

Bartender barcode là phần mềm thiết kế mã vạch chuyên nghiệp được xây dựng và phát triển bởi Seagull Scientific, cung cấp phần mềm và bản quyền phần mềm cho doanh nghiệp, nếu bạn cần bản quyền phần mềm này xin liên hệ với Công Nghệ Mã Vạch hoặc bạn có thể donwload bản bartender đã crack tại đây để sử dụng: Phần mềm in mã vạch.

Sử dụng phần mềm: khi cài đặt xong bạn mở phần mềm lên, có mấy phần cần setup như sao:

+ Setup khổ giấy in

+ Setup barcode cần in

+ Thông tin (nội dung in)

+ Chỉnh sữa trang in

+ Chèn logo vào trang in

Bạn có thể tham khảo qua hình ảnh cụ thể và chi tiết hơn:

 

 

 

 

 

 

Chú ý:Yêu cầu phần cứng khi dùng Bartender barcode:

– 1 máy in Laser/ hoặc máy in mã vạch chuyên dụng.

– 1 đầu đọc mã vạch (Barcode Reader).