Máy in mã vạch còn có các tên gọi khác như: máy in tem nhãn, máy in barcode … đây là các dòng máy in chuyên dụng cho tem nhãn, mã vạch phổ biến trong tất cả các lĩnh vực áp dụng công nghệ mã vạch vào quản lý hàng hóa và kể cả trong lĩnh vực không sử dụng mã vạch với ưu điểm bền công suất lớn, in được mã chuyên dụng và chi phí thấp.
Máy in mã vạch được chia làm 2 loại chính là máy in mã vạch công nghiệp: dùng cho môi trường kho bãi, nhà máy, xí nghiệp lớn và máy in mã vạch văn phòng: dùng cho các hệ thống bán lẻ, cửa hàng, siêu thị quy mô vừa và nhỏ.
Máy in tem mã vạch hay tên thông thường là thiết bị in tem nhãn là một trong những thiết bị ngoại vi được kết nối trực tiếp với máy tính bằng mạng WLAN, mạng … có chức năng in thông tin mã vạch lên bề mặt của tem nhãn giúp công việc quản lý kho hàng ngày càng chuyên nghiệp, thuận lợi dễ dàng hơn trong sản xuất và kinh doanh.
Điểm nổi bật của máy in mã vạch là có hệ thống cảm biến (sensor) giúp máy in hiểu rõ và chính xác các quy cách con tem, giúp máy in in thông tin gọn vào trong từng con tem, đồng thời nhờ hệ thống sensor nên máy in mã vạch sẽ có những chức năng nổi bật mà trên các loại máy in khác không có như cắt nhãn tự động, xé nhãn tự động hoặc bóc nhãn tự động.
Mã vạch là sự hiển thị thông tin trên các dạng nhìn thấy của bề mặt sản phẩm, hàng hóa máy móc và chúng có thể đọc được, thời gian trước mã vạch được sử dụng lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của các cột in song song, nhưng ngày nay công nghê phát triển nên mã vạch đã có thêm một số dạng khác …
Việc phân loại máy in mã vạch chủ yếu được dựa vào tốc độ in, kết cấu khung sườn và độ phân giải là chính. Để lựa chọn máy in phù hợp với ứng dụng của khách hàng, khách hàng phải hiểu rõ chất liệu cần in, số lượng và chất lượng tem in trong ngày.
Máy in tem mã vạch được kết nối với máy tính và được điều khiển bằng phần mềm để lựa chọn ra kiểu dáng của mã vạch, nội dung, độ phân giải và kích thước của mã vạch …
Có 2 công nghệ được áp dụng vào trong việc in tem mã vạch:
– Sử dụng nhiệt độ trực tiếp tác động vào giấy cảm nhiệt để tạo ra các vệt in
– Sử dụng nhiệt độ làm nóng chảy sáp (wax) hoặc nhựa (resin) trên rubang (ribbon) để tạo ra vệt in.
Cả 2 phương pháp đều cho chúng ta thấy sự tiện dụng của máy in tem mã vạch đều không phải đổ mực mất thời gian như trên các máy in thông thường khác. Đặc biệt các cuộn sáp (wax) có độ dài tầm 300m sử dụng cho rất nhiều lần in ấn tạo ra sự thuận lợi cho công việc in mã vạch trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Khi sử dụng máy in mã vạch, các mã vạch được in ra có thể đọc được cực kỳ dễ dàng và thuận tiện nhờ các thiết bị, máy đọc mã vạch hay còn gọi là thiết bị giải mã mã vạch. Chỉ với 1 thao tác cực kỳ đơn giản tất cả thông tin về sản phẩm chứa trong mã vạch đã được hiển thị trên máy tính của bạn. Bộ các thiết bị này chắc chắn sẽ làm cho công việc của các bạn trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm được tối đa thời gian cũng như không phải mất công nhờ nhiều các thông tin về sản phẩm.
Ứng dụng của máy in mã vạch :
- Máy in mã vạch được ứng dụng rộng rãi trong nhiều môi trường khác nhau như: trong bệnh viện, các trung tâm xí nghiệp, các xưởng sản xuất hàng hóa.
- Do công nghệ sản xuất máy in mã vạch ngày càng được hiện đại và mang tính công nghệ cao nên các tem mã vạch được in ra luôn đảm bảo được tính khách quan đáp ứng nhiều hơn sự mong đợi của khách hàng.
Công Nghệ Mã Vạch là nhà cung cấp các sản phẩm máy in mã vạch giá rẻ chính hãng. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sở hữu những sản phẩm chính hãng.
Việc lựa chọn máy in mã vạch thường phụ thuộc các yêu cầu về công suất in ấn, chất lượng mã vạch để phù hợp với mục đích sử dụng. Chỉ với 1 máy in mã vạch bạn có thể yên tâm sản xuất ra vài nghìn nhãn mỗi ngày. Không chỉ nhãn mã vạch mà còn là tất cả các loại nhãn khác, kể cả in vé. Kích thước và giá thành của loại máy in mã vạch phổ thông chỉ bằng khoảng phân nửa so với 1 máy in nhãn mã vạch công nghiệp.
Nhưng nếu bạn có được 1 máy in nhãn mã vạch loại trung thì ngoài chất liệu giấy ra, máy còn có thể in được 1 số chất liệu khác như giấy bạc, giấy nhôm, da mỏng, giấy nhựa tổng hợp, film, plastic, v.v… Bạn nên hỏi người bán để biết rõ tính năng của từng loại máy và quan tâm tới các thông số sau đây:
- Độ phân giải đầu in (Printhead Resolution) 203 – 300 dpi ….
- Chiều rộng in tối đa (Maximium Print Width = MPW)
- Vật liệu in (Media Type)
- Tốc độ in(Print Speed)
- Chất lượng sản phẩm: nên chọn các hãng top 5 thương hiệu như Datamax, Zebra, Toshiba, Sato, Intermec …