Đầu in mã vạch là một tròng những chi tiết cực kỳ quan trọng trong hệ thống máy in mã vạch, chất lượng bản in có tốt hay không nó quyết định đến 90%. Giá trị của nó chiếm 1/3 tổng giá trị của một máy in khi mua mới hoặc có thể hơn thế, nó là một sản phẩm cực kỳ tiêu hao nếu như bạn sử dụng và bảo quản không đúng cách.
Trong suốt quá trình chăm sóc khách hàng chúng tôi nhận rất nhiều lời than phiền tại sao máy in tem nhãn mới mua nữa năm mà đầu in nhiệt lại hư, bị trầy xước, hôm nay tôi xin trình bày một số phương pháp làm thế nào để bảo quản đầu in nhiệt được sử dụng lâu dài, hãy dành chút thời gian đọc hết bài viết này và tôi cam đoan nó sẽ giúp ích cho bạn đến 99%.
Đầu in mã vạch được cấu tạo từ các hợp kim nhôm siêu nhẹ và chắc nhưng ngược lại nó rất nhạy cảm, chỉ cần một hạt cát siêu nhỏ cũng có thể làm xước bộ phận truyền nhiệt, như vậy nguyên nhân nào có thể khiến nó lại hư hỏng đến thế.
06 nguyên nhân làm cho đầu in bị hư hỏng:
1, Sử dụng mực in tem nhãn mã vạch không đạt chất lượng.
Mực in mã vạch góp phần quyết định đến chất lượng bản in cũng như khiến cho đầu in nhanh hư nếu ribbon không tốt và có nhiều tạp chất lẫn bên trong, do đó bạn nên sử dụng những loại ribbon tốt và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Ribbon in tem nhãn phải được quấn trong một lớp kiếng bạc sau đó quấn thêm một lớp nilon bên ngoài.
2, Tem nhãn có quá nhiều bụi bẩn.
Tem nhãn in mã vạch cũng vậy, bạn nên bảo quản tem nhãn trong môi trường sạch sẽ, nhiệt độ ổn định sẽ không làm cho bề mặt tem nhãn bị cứng, chai sạn và luôn giữ được sự mềm mại. Chúng tôi khuyên bạn nên chọn những loại tem nhãn tốt như giấy Fasson, giấy UPM…
Ngoài ra bạn nên yêu cầu nhà sản xuất tem nhãn đóng gói cẩn thận, được quấn trong một lớp màng trong sau đó đóng thùng.
Tem nhãn sau khi sản xuất phải được quấn bên ngoài một lớp nilon và bảo quản với nhiệt độ thích hợp, không được quá nóng hoặc môi trường quá ẩm ướt.
3, Không vệ sinh máy in, vệ sinh đầu in.
Máy in phải lâu chùi hằng ngày, đầu in cũng vậy, cứ một chu kỳ thay 1 cuộn ribbon 300m bạn nên vệ sinh đầu in một lần, quét dọn bụi bẩn bên trong máy.
4, Vệ sinh đầu in mã vạch không đúng cách.
Đầu in phải vệ sinh định kỳ và phải thực hiện đúng cách, hãy dùng một tấm khăn ướt mềm lâu sơ hoặc có thể dùng một chút cồn, xăng Zippo cũng được, thấm lên cục bông gòn y tế lâu sơ qua, không nên kéo qua kéo lại 2 chiều như vậy các hạt bụi có nguy cơ làm xước đầu in nhanh hơn, chỉ lâu chùi đầu in theo một chiều nhất định và bề mặt vật liệu lâu chùi chỉ được phép tiếp xúc một lần với bề mặt đầu in nhiệt.
Lập kế hoạch vệ sinh máy in và đầu in định kỳ, lâu chùi đầu in bằng vải mềm.
5, Môi trường sử dụng.
Môi trường làm việc của máy in phải sạch sẽ, không có quá nhiều bụi bẩn, nắp máy in phải luôn luôn đậy 100% trừ khi thay tem nhãn và ribbon, không được để bất kỳ vật dụng nào cứng trong và trên nắp máy in mã vạch.
6, Yếu tố con người.
Người sử dụng cũng rất quan trọng, bạn phải mềm mỏng và bảo quản tốt, hãy xem nó như một người bạn đồng hành, mỗi người một tay cùng nhau bảo quản, đừng có mạnh ai nấy xài, máy hư thì công ty mua cái mới, có suy nghĩ như vậy thì không có cái máy nào có thể đáp ứng được.
Hãy bảo quản thiết bị của bạn thật là tốt, bạn sẽ thấy kết quả trong từng con nhãn.
Nếu như bạn muốn máy in sử dụng lâu dài, đầu in mã vạch kéo dài tuổi thọ thì phải thực hiện tốt 06 yêu cầu bên trong, và tôi cũng xin cam đoan nếu thực hiện tốt đầu in của bạn xài ít nhất cũng phải được 12 đến 16 tháng.