Ở bài trước chúng tôi giới thiệu đến các bạn thế nào là tem số nhảy và những ứng dụng tuyệt vời của nó trong quản lý kho, quản lý hàng hóa. Nhưng các bạn đang thắc mắc làm sao để in tem số nhảy và sử dụng phần mềm nào để tạo ra tem số nhảy.
Để tạo ra được một mẫu tem nhãn mã vạch – tem số nhảy thì chúng ta sử dụng 1 phần mềm gọi là PrintShop Mail. Chúng ta sẽ sử dụng phần mềm này để tạo ra các mẫu tem nhãn mã vạch số nhảy, có thể in trực tiếp nội dung và số nhảy từ Print Shop Mail, bằng cách xuất file thiết kế ra dạng PDF, sau đó place vào Print Shop Mail và chèn thêm số nhảy; hoặc có thể in phôi trước bằng máy in offset sau đó cho vào máy kỹ thuật số để chạy số nhảy (khi in các sản phẩm vé gửi xe, hóa đơn, thẻ điện toại, tem dán hàng hóa, …).
Dưới đây là giao diện của Print Shop Mail 7
Giao diện của Print Shop Mail 7 tương đối giống với word 2007, và các tính năng, công thức cũng dùng tương tự như word
Bước 1: Khai báo khổ giấy in
Vào File –> Page setup để khai báo máy in & khổ giấy
Lưu ý trước khi in ta có thể khai báo máy in PDF để chương trình save file thành 1 file PDF để sử lý rồi đem in. Thông thường thì máy in mã vạch đều hỗ trợ Poscript.
Xem thêm các loại máy in mã vạch dùng để in tem số nhảy.
Bươc 2: tiếp theo là nhấn Ctrk+K vào mục Preferences để chỉnh số lượng bản introng 1 lần in
Trong ví dụ trên ta chọn in 100 tờ.
Bước 3: Tiếp theo, nếu ta có file thiết kế mẫu thì xuất nó ra PDF và click vào nút Place PDF để đặt nó vào trang in. Ví dụ như: in vé dự đoán world cup 2018 bên dưới có dòng số serial
Đế tạo ra số nhảy trên file, ta cần tạo ra một đối tượng biến đổi bằng cách đặt một hộp textbox vào trang in. Trong quản lý cấp biển số xe bằng cách nhập vào textbox theo quy tắc bắt đầu và kết thúc tên biến số bằng chữ “@”. Như ví dụ dưới, ta tạo ra 1 biến số có tên sonhay
Bước 4: Sau khi tạo ra biến sonhay, ta vào menu Windows –> Variables để mở hộp thoại Variables. Lúc này đã xuất hiện một đối tượng tên sonhay
Nhấn đúp vào biến sonhay để mở hộp thoại Edit expression, đây là nơi ta “lập trình” cho nó. Trong hộp thoại có rất nhiều hàm tương tự như MS Excel, bạn nào rãnh có thể nghiên cứu từ từ [IMG] Còn để chạy số nhảy, mình sẽ dùng hàm COUNTER.
Cú pháp hàm counter như sau
COUNTER([Start value][,End value] [,Step size] [,Number of positions] [,Leading zeroes])
Start value: bắt đầu nhảy từ số mấy
End value: kết thúc ở số mấy
Step size: bước nhảy, thông thường là 1
Number of positions: số nhảy gồm bao nhiêu con số
Leading zeroes: có số 0 phía trước hay không. Nếu là TRUE thì có số 0 phía trước, là FALSE thì thôi [IMG]
==> Loại mực để sử dụng để in tem số nhảy thì chúng ta vẫn sử dụng các loại mực in mã vạch bình thường như: Resin, Wax và Wax/Resin.
Ví dụ ta làm hàm cho sonhay chạy từ số 1 đến 100, số gồm 7 số và có số 0 phía trước
Kết quả
Ta có thể copy các số nảy ra, chỉnh kích thước, thay đổi font, màu cho thích hợp. Nhấn nút qua lại phía dưới để duyệt qua kết quả [IMG]
Ứng dụng in số nhảy lên biên nhận, biểu mẫu
In số nhảy lên vé xe, order
Trường hợp khách hàng gửi file dữ liệu excel (ví dụ giấy khen, thẻ cào, …), ta vào menu Database –> Open để mở file excel đó ra, sau đó mở bảng Variable ra và nắm kéo thả từng cột dữ liệu vào trang in.
Ứng dụng của in tem số nhảy được sử dụng trong những ngành có độ bảo mật cao và tránh nhầm lẫn như: in biến số xem biểu mẫu, in hóa đơn, số serial, mã số thẻ cào, …