Để rễ phân loại máy in mã vạch ta chủ yếu được dựa vào chức năng và thông số kỹ thuật, để lựa chọn máy in phù hợp với ứng dụng của khách hàng và phải hiểu rõ chất liệu cần in, số lượng và chất lượng tem in trong ngày.
Trước khi đi so sánh 2 dòng máy in mã vạch công nghiệp nhẹ và máy công nghiệp nặng chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách chọn máy in mã vạch đơn giản nhất.
Về chức năng thì tất cả các dòng máy đều giống nhau
– In thông tin trên bề mặt tem nhãn
– Cắt nhãn tự động (auto-cutter):
– Xé nhãn tự động (tear-off):
– Bóc nhãn tự động (Peel-off):
Thông số kỹ thuật:
Công nghệ in (printing technology): Công nghệ in có 2 loại là in nhiệt trực tiếp và in truyền nhiệt gián tiếp.
Độ phân giải (resolution): Là thông số biểu diễn mật độ điểm đốt nóng (heat) trên một đơn vị độ dài. (đơn vị: dpi (dot per inch)).
Tốc độ in:
Tốc độ in có đơn vị tính là ips (inches per second), là thông số thể hiện chiều dài được in ra trên mỗi giây.
Kiểu kết nối: Để ứng dụng trong môi trường công nghiệp, máy in mã vạch được các nhà sản xuất tích hợp nhiều loại kết nối để đồng bộ hóa tối ưu với mạng cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp từ có dây như tới không dây
Ngoài máy in mã vạch để bàn gọn nhẹ, thuận tiện cho các cửa hàng, siêu thị nhỏ thì các lĩnh vực công nghiệp khác cần sử dụng máy in mã vạch chuyên dụng cho công nghiệp. Máy in mã vạch công nghiệp được phân ra thành máy in mã vạch công nghiệp nhẹ và máy in mã vạch công nghiệp nặng
Sau đây chúng ta sẽ đi so sánh 2 loại này khác nhau như thế nào?
Máy in mã vạch công nghiệp nhẹ:
+ Máy in mã vạch công nghiệp nhẹ to hơn máy in để bàn và có nắp phủ được làm bằng chất liệu nhựa plastic nên trọng lượng nhẹ.
+ Tốc độ in: vừa phải và hỗ trợ cuộn giấy in có độ dài lên đến 150m. Thường dùng trong môi trường kho vận, siêu thị lớn hoặc dùng cho chính phủ.
+ Ví dụ như: Máy in mã vạch Zebra ZT230, Zebra ZT410, Sato CL-408, Sato CL-412…
Máy in mã vạch công nghiệp nặng:
+ Kích thước máy in to hơn, khung sườn chắc chắn được cấu tạo bằng thép giúp nâng cao tốc độ in lên tối đa 13ips. Thích hợp trong các ứng dụng in tem mã vạch trong dây chuyền sản xuất với số lượng in hàng loạt cực kỳ lớn.
+ Ví dụ: Máy in mã vạch RFID ZEBRA R110Xi4, Zebra 140Xi4, Zebra 170Xi4, Sato LM408E…
+ Giá thành loại này thường cao hơn nhiều so với máy in mã vạch công nghiệp nhẹ.
Cách thức làm việc:
Do đây là dòng máy in mã vạch được thiết kế để in cho các ngành công nghiệp và dịch vụ, nên tốc độ in cũng có nhiều lựa chọn để khách hàng quyết định ứng dụng và trong từng ngành công nghiệp.
Máy in mã vạch in theo dạng một chiều nằm ngang và hoạt động dựa vào sự đốt nóng của điểm nóng trên đầu in mã vạch lên bề mặt tem nhãn. Khi tem chạy ngang qua đầu in, đầu in sẽ định vị các điểm đốt nóng và làm chảy mực in, mực in sẽ bám vào tem nhãn và khô ngay lập tức.
Cảm biến của máy in (sensor) là bộ phận dùng để hiểu kích thước, khe hở giữa 2 con tem hoặc điểm đánh dấu cũng như chất liệu giấy bằng bộ phận nhận tín hiệu từ tia hồng ngoại nó phát ra.