Khái niệm mã vạch (Barcode) theo định nghĩa là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin bằng một lọai ký hiệu gọi là ký mã vạch (Barcode symbology), sự thay đổi trong độ rộng của vạch và khoảng trắng biểu diễn thông tin số hay chữ số dưới dạng mà máy có thể đọc được.
Trong môi trường ý tế thường các sản phẩm được dán nhãn đều được bảo quản trong môi trường lạnh, vậy nên cần phải chọn loại giấy in mã vạch và mực in chất lượng cao có thể chịu được môi trường khắc nghiệt, và chọn loại đầu in mã vạch hợp với loại máy in để đạt được chất lượng in tốt nhất.
Ngoài ra, nhiều máy quét mã vạch còn có thêm mạch điện tử xử lý tín hiệu thu được từ cảm quang để chuyển thành tín hiệu phù hợp cho kết nối với máy tính.
Công nghệ mã vạch ngày nay đã và đang được áp dụng rộng rãi tại bệnh viện, phòng khám và việc ứng dụng công nghệ mã vạch giúp giảm sai sót, nhầm lẫn trong việc xét nghiệm, cấp phát thuốc. Mã vạch giúp ta quản lý hồ sơ bệnh nhân, mã bệnh án, mã viện phí, mã cận lâm sàng, mã xét nghiệm, ngân hàng máu, dược, vật tư y tế…
Công nghệ này được sử dụng trong rất nhiều công đoạn và hoạt động như quản lý hồ sơ, bệnh án, mẫu xét nghiệm, cấp phát thuốc, ngân hàng máu, dược phẩm, vật tư y tế ….
Ở khâu khám, chữa bệnh, thay vì sử dụng sổ khám bệnh với thông tin về tên tuổi dễ bị trùng lặp dẫn tới nhầm lẫn, bệnh nhân được phát thẻ in ra từ một máy in mã vạch chuyên dụng, trên thẻ có mã vạch về thông tin của người bệnh.
Các dữ liệu thông tin này được lưu trữ vào ngân hàng thông tin của bệnh viện cũng như hệ thống các phòng khám, phòng xét nghiệm… Tại phòng xét nghiệm, mỗi mẫu đều được dán mã vạch giúp xác định chính xác bệnh nhân, được in ra từ hệ thống cập nhật thông tin trên phòng khám mà bệnh nhân đã khám.
Ngay tại giường bệnh, bác sĩ có thể sử dụng thiết bị không dây để cập nhật thông tin bệnh án, kê đơn thuốc, kiểm tra tình hình sử dụng thuốc của bệnh nhân.
Đặc biệt, trong khâu phát thuốc, công nghệ mã vạch tỏ ra hữu hiệu khi giảm đáng kể nhầm thuốc, một lỗi nghiêm trọng thường xảy ra. Mỗi loại thuốc, trên bao bì phải chứa đựng thông tin cơ bản thông qua mã số, mã vạch: Như tên thuốc, liều dùng, chống chỉ định, những phản ứng phụ. Còn mỗi bệnh nhân cũng có mã vạch nhận dạng.
Khi quản lý việc điều trị của bệnh nhân, nhân viên y tế chỉ việc quét mã số, mã vạch. Một máy tính trung tâm nối với đầu đọc mã vạch, và máy in mã vạch có chứa những thông tin chi tiết của từng bệnh nhân (hướng dẫn điều trị, trọng lượng cơ thể, tuổi, những chẩn đoán cũng như toàn bộ loại thuốc cần dùng để điều trị) sẽ kiểm chứng sự trùng hợp với các dữ liệu của thuốc cần dùng.
Trong trường hợp nhầm lẫn, máy quét sẽ phát ra tín hiệu báo động. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ mã vạch được kỳ vọng có thể tạo ra được hệ thống cơ sở dữ liệu kiểm soát các loại thuốc và những phản ứng phụ của thuốc đối với con người